LY HÔN THEO YÊU CẦU CỦA MỘT BÊN THEO ĐIỀU 56 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

1. Ly hôn theo yêu cầu của một bên là gì?

Ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu là việc một bên vợ hoặc chồng chủ động nộp đơn yêu cầu Toà án chấm dứt quan hệ hôn nhân, mà không phụ thuộc vào sự đồng thuận của bên còn lại.

2. Nội dung Ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

3. Ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu thế nào cho đúng?

Ly hôn theo yêu cu ca mt bên là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định ti khon 1 Điu 28 B lut T tng dân s 2015. Do đó, tranh chấp này sẽ được gii quyết theo trình t, th tc t tng dân s. Trong giai đon chun b xét x sơ thm, Tòa án s tiến hành hòa gii để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trường hợp hòa gii không thành, Tòa án sẽ gii quyết cho ly hôn nếu có đầy đủ căn c pháp lý theo khon 1 Điu 56 Lut Hôn nhân và Gia đình năm 2014, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP. C thể:

  Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình: là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

  • Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng: là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia. Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.
  • Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;

b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;

c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;

d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Ngoài ra, việc ly hôn theo yêu cầu của một bên cũng được áp dụng trong trường hợp người bị yêu cầu ly hôn đã bị Tòa án tuyên bố mất tích. Quy định này thể hiện sự nhân đạo và thực tiễn của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhằm bảo đảm quyền tái hôn, quyền tự do kết hôn và ổn định đời sống cá nhân của người còn lại. Trên thực tế, việc một bên mất tích trong thời gian dài, bị Tòa án tuyên bố mất tích theo quy định tại Bộ luật dân sự, đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân không còn được duy trì trên thực tế, đời sống hôn nhân bị gián đoạn hoàn toàn. Việc cho phép người còn lại được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp này là cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, tránh để họ rơi vào tình trạng pháp lý "treo", không thể chấm dứt hôn nhân nhưng cũng không thể thiết lập quan hệ hôn nhân mới.

Như vậy, đây là một dạng ly hôn đơn phương đặc biệt, trong đó Tòa án không đặt ra điều kiện hòa giải hay chứng minh sự đổ vỡ của hôn nhân, mà chỉ cần căn cứ vào quyết định tuyên bố mất tích đã có hiệu lực pháp luật.

Một điểm đặc biệt trong chế định ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc pháp luật cho phép người thứ ba, cụ thể là cha, mẹ hoặc người thân thích khác của một bên vợ hoặc chồng được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quyền này được đặt ra trong hoàn cảnh bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do người kia gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tinh thần của họ. Quy định này xuất phát từ thực tế rằng người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình nhận thức và thực hiện quyền ly hôn, và nếu tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân, họ có thể bị xâm hại về thể chất, tinh thần hoặc sức khỏe. Do đó, việc trao quyền cho người thân yêu cầu ly hôn là một cơ chế nhân đạo nhằm bảo vệ người yếu thế trong xã hội.

4. Các điều khoản và văn bản hướng dẫn Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

4.1. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP

Điều 4. Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.

Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.

3. “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;

b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;

c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;

d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

4.2. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình

1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

5. Điều khoản liên quan đến Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

5.1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

5.2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

6. Bài viết liên quan

6.1 CHỒNG DẪN CON BỎ NHÀ RA ĐI, KHÔNG RÕ NƠI CƯ TRÚ, VỢ CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?

https://phong-partners.com/chong-dan-con-bo-nha-ra-di-khong-ro-noi-cu-tru-vo-co-ly-hon-duoc-khong

6.2 BA MẸ CHO ĐẤT TRONG THỜI HÔN NHÂN, KHI LY HÔN CÓ PHẢI CHIA CHO CHÔNG KHÔNG?

https://phong-partners.com/ba-me-cho-dat-trong-thoi-ki-hon-nhan-khi-ly-hon-co-phai-chia-cho-chong-khong

Luật sư Phan Thuỵ Khanh

Nguyễn Huỳnh Ngọc Hương

Tin tức liên quan

Zalo